trang chủ tin tức Kim xăng chạm vạch E đỏ, ô tô thực sự còn đi được bao xa?

Kim xăng chạm vạch E đỏ, ô tô thực sự còn đi được bao xa?

Khi kim xăng chạm vạch E đỏ, ô tô vẫn có thể di chuyển thêm quãng đường vài chục km tùy từng loại xe.

Trong quá trình lái xe, không ít người hoảng hốt khi thấy kim xăng chạm vạch E đỏ. Trên thực tế, không cần phải lo lắng quá mức, bởi kim chạm vạch E đỏ không có nghĩa xe đã cạn kiệt xăng hoàn toàn. Kim xăng chạm vạch đỏ đồng nghĩa trong bình còn chứa khoảng 10 - 15% dung tích của bình nhiên liệu. 

Dựa vào mức tiêu thụ nhiên liệu trung bình của xe có thể tính toán được quãng đường xe tiếp tục di chuyển với lượng xăng còn lại.

Theo các chuyên gia về ô tô, khi kim xăng chạm vạch E đỏ, thông thường ô tô có thể đi thêm được khoảng 40 - 50 km, tùy từng loại xe. Một số xe có thể di chuyển thêm được khoảng 80 km nữa. Lý do là bởi dung tích động cơ của mỗi dòng xe không giống nhau. 

(Ảnh minh họa)

(Ảnh minh họa)

Bên cạnh đó, mức tiêu thụ nhiên liệu còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khách quan như thời tiết, đường xá, địa hình, cách điều khiển của người lái...Do đó, quãng đường chạy được của xe khi kim xăng chạm vạch E đỏ còn tùy thuộc vào hoàn cảnh cụ thể.

Lưu ý, nếu điều khiển xe khi kim xăng chạm vạch E, sẽ gây tổn hại đến hệ thống nhiên liệu. Nguyên nhẫn là đi xe khi cạn xăng sẽ làm nóng hệ thống bơm xăng, đồng thời máy bơm xăng có thể hút nhiều mảnh vụn hay chất bẩn từ đáy bình xăng. Qua đó sẽ làm hỏng nhiều bộ phận của xe. 

Các chuyên gia khuyến cáo, tài xế không nên để bình xăng cạn kiệt mới tìm chỗ đổ, tiềm ẩn nguy cơ gây hại cho hệ thống bơm xăng.

Cách chạy ô tô tiết kiệm xăng

Một số thói quen dưới đây sẽ giúp tài xế vừa lái xe an toàn vừa tiết kiệm nhiên liệu đáng kể: 

Đổ xăng đúng lúc: Nên đổ xăng khi thấy còn ít hơn nửa bình hoặc kim xăng chạm vạch đỏ. Việc này giúp máy bơm và bộ lộc xăng không phải hoạt động quá nhiều, đảm bảo xe hoạt động đúng công suất khi xăng gần hết. 

Chạy đều ga: Đi đều ga được cho là một trong những cách giúp tiết kiệm nhiên liệu. Nếu tăng giảm ga liên tục hoặc thay đổi tốc độ đột ngột sẽ khiến mức tiêu hao xăng tăng cao.

Hạn chế phanh đột ngột: Trong quá trình di chuyển, nên tạo thói quen quan sát tình huống thực tế và dự đoán khả năng có thể xảy ra để tránh phải phanh gấp nhiều lần. Mỗi lần phan đột ngột, động xe phải làm việc nhiều hơn, gây tốn xăng.

Tránh chở quá tải: Mỗi xe được thiết kế với tải trọng nhất định, tài xế không nên chở quá nhiều đồ so với khuyến cáo từ nhà sản xuất. Xe càng nhẹ, mức tiêu hao nhiên liệu càng ít.

(Nguồn: vtcnews.vn)